Cụ thể, theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), căn cứ vào tình hình thực tế xử lý khó khăn, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp, CMSC sẽ rà soát, tổng hợp và báo cáo Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ của ngành Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền. Mục đích tiếp tục tìm giải pháp tái cấu trúc các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn.

“Lên dây cót” xử lý các dự án có vốn nhà nước yếu kém của ngành Công thương
Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 – Hải Phòng. Ảnh: TL

Trường hợp dự án, doanh nghiệp không có khả năng phục hồi thì báo cáo và xem xét thực hiện phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; Mục tiêu là thu hồi tối đa tài sản Nhà nước, giảm thiểu thất thoát và tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.

Về tình hình cụ thể của một số dự án, hiện tại, Nhà máy Đạm DAP 1 – Hải Phòng của Công ty Cổ phần DAP – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã sản xuất ổn định từ năm 2017 đến nay. lãi lỗ lũy kế từ đầu năm 2022. Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam duy trì sản xuất, khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, có doanh thu bù đắp chi phí biến đổi và có lãi trước chi phí cố định…

3 dự án đạm vẫn lỗ, nhưng tình hình đã thuận lợi hơn

3 dự án sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã duy trì sản xuất kinh doanh; từng bước nâng công suất chạy bình quân so với công suất thiết kế. Các dự án này gồm dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình và Dự án Nhà máy Sản xuất Phân bón DAP số 2 – Lào Cai.

Hiện các dự án này còn rất khó khăn nhưng 3 dự án đã sản xuất và cung ứng một lượng lớn urê, phân DAP đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. xuất khẩu.

Hiện lỗ lũy kế của các dự án này vẫn còn, nhưng từ năm 2021 đến nay, do thị trường thuận lợi (giá phân bón cao nhất trong 10 năm qua) nên kết quả sản xuất kinh doanh của 3 dự án đã được cải thiện.