Theo đó, thông tư này quy định về đánh giá rủi ro rửa tiền đối với đối tượng báo cáo; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; phải báo cáo các giao dịch có giá trị lớn; báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ phòng, chống rửa tiền; hình thức báo cáo.

Luật Phòng chống rửa tiền sẽ được hướng dẫn chi tiết đến cấp độ thông tư
Thông tư sẽ có quy định rất chi tiết về quản lý rủi ro rửa tiền. Ảnh: TL
Đề xuất mức giao dịch đáng ngờ về PCRT 300 triệu đồng Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030

Tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo tối thiểu bao gồm tiêu chí rủi ro rửa tiền; tiêu chí về sự phù hợp của các chính sách, thủ tục nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo và tiêu chí về hậu quả rửa tiền của đối tượng báo cáo.

Đối với khách hàng có rủi ro cao, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường nhận biết khách hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng phải sử dụng các biện pháp thích hợp để thu thập thêm thông tin của khách hàng phục vụ cho việc đánh giá và quản lý rủi ro của khách hàng.

Đối với khách hàng cá nhân, một số thông tin cần thu thập thêm là thu nhập hàng tháng của khách hàng trong ít nhất 6 tháng gần nhất; thông tin liên hệ của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở nơi người đó làm việc hoặc có thu nhập chính. Thông tin liên quan đến nguồn gốc tài sản trong giao dịch hoặc nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Đối với khách hàng tổ chức, thông tin thu thập bổ sung là ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ mang lại doanh thu chính; tổng doanh thu 2 năm gần nhất; thông tin liên quan đến nguồn gốc tài sản trong giao dịch hoặc nguồn gốc tài sản của khách hàng…