Đức chính thức bán cổ phần cảng Hamburg cho Trung Quốc
Cảng Hamburg ở Đức.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị này vẫn tăng 13,8%. Tuy nhiên, các chuyên gia thống kê nhấn mạnh, mức tăng trưởng này một phần là do giá hàng hóa tăng mạnh trong năm nay.

Trong số các nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức, Mỹ vẫn là khách hàng quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất của nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Trong tháng 11, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 14,6 tỷ euro, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Bạn hàng quan trọng tiếp theo của hàng hóa Đức là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu sang nước này đạt 9,4 tỷ euro, tăng 5,6%. Xuất khẩu sang Anh cũng tăng rất mạnh 28,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 7,8 tỷ euro.

Ở chiều ngược lại, lượng hàng hóa Đức xuất sang Nga giảm 52,4%, chỉ đạt 1,2 tỷ euro. Nguyên nhân chính của việc này là cuộc chiến ở Ukraine và lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Với giá trị này, trong tháng 11, Nga đã tụt xuống vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng các điểm đến quan trọng nhất đối với hàng xuất khẩu của Đức bên ngoài EU. Trước cuộc chiến ở Ukraine, Nga đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng này.

Trong tháng 12, theo Viện nghiên cứu kinh tế Ifo của Đức, tâm trạng của các nhà xuất khẩu nước này đã được cải thiện. Chủ tịch Viện Ifo Clemens Fuest cho biết các ngành công nghiệp Đức đang bắt đầu năm mới với sự lạc quan thận trọng về xuất khẩu của nước này.

Tuy nhiên, Viện Ifo dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Đức sẽ chậm lại đáng kể trong năm tới, xuống còn 3,9%, so với khoảng 14,8% trong năm nay. Nhận định này của Viện Ifo về tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm cũng giống như nhận định của hầu hết các viện nghiên cứu kinh tế khác của Đức.

Một lý do chính cho điều này là nhiều quốc gia có khả năng rơi vào suy thoái trong năm tới. Viện Kinh tế Thế giới (IfW) thậm chí còn dự báo giá trị xuất khẩu của Đức năm 2023 sẽ chỉ tăng ở mức 1,9%.